Trước đây khi code 1 website, bạn code thuần viết ra các hàm riêng biệt và các xử lý đuợc tách ra từng file riêng biệt, điều đó có vẻ như là đơn giản với các dự án nhỏ và chỉ có mình bạn tham gia, sẽ ra sao nếu là 1 dự án lớn và luợng nhân sự tham gia dự án thay đổi theo thời gian, làm sao để nguời phát triển về sau hiểu đuợc và tiếp tục phát triển sản phầm bạn đã làm truớc đó.
Tại sao ?
Zend Framework là 1 PHP Framework đuợc lập trình trên PHP dựa theo mô hình MVC (cái này mình sẽ giải thích phía duới) sẽ giúp bạn tách bạch các phần xử lý riêng biệt cho website của bạn, nó giúp cho code của bạn trong sáng hơn, dễ quản lý, chỉnh sửa và nâng cấp.
Mô hình MVC
Model: khối giao tiếp với database, bạn sẽ viết các query cũng như các xử lý logic ở đây.
View: khối trình bày, hiểu nôm na là 1 nơi chứa 1 loạt các file html của bạn để hiện thị cho nguời xem
Controller: khối điều khiển, sẽ là nơi bạn trực tiếp viết các xử lý lấy các request từ url và form để thao tác trực tiếp với Model, sau đó dùng View để hiển thị ra. OK đã hiểu tàm tạm về MVC
Vì sao mình chọn Zend Framework, he he vì đơn giản là mình thấy nó rất tổng quát và đầy đủ so với các PHP Frameworks khác, hơn nữa nó còn đuợc hỗ trợ tối đa từ công ty Zend.
Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu Zend Framework
Zend Framework là gì ?
- Sử dụng PHP 5
- Viết huớng đối tuợng
- Cung cấp mô hình tiên tiến MVC
- Là 1 phần mềm nguồn mở có sự hỗ trợ cộng đồng
- Cung cấp 1 loạt các ứng dụng API của các nhà cung cấp hàng đầu như Google, Yahoo, Flick...
Zend Framework làm đuợc những gì ?
- Tạo ứng dụng web theo mô hình chuẩn MVC
- Url tiêu chuẩn, ngắn gọn
- Hỗ trợ phân quyền tới từng Action
- Có các thành phần thư viên hỗ trợ API của các nhà cung cấp như Google, Yahoo, Flick
- Quản lý code dễ dàng, liệt kê và lấy các truy vấn history
- Dễ dàng phát triển thêm các ứng dụng nhúng, sử dụng Plugins
Sơ qua về các thành phần trong zend framework
- Zend_Controller
- Module này giúp lấy các request từ phía Client và thực thi nó bằng các Action
- Zend_Db
- Dựa trên đối tuợng PDO (PHP Data Objects), cung cấp cách thức giao tiếp với database
- Zend_View
- Chính là tầng View trong mô hình MVC
- Zend_Acl
- Quản lý phân quyền trong toàn bộ site
- Zend_Feed
- Giúp xử lý với Rss và Atom feeds
- Zend_Filter
- Chức năng lọc các chuỗi nhập vào xem có hợp lệ với yêu cầu không, ví dụ như kiểm tra 1 chuỗi là Email hoặc là ký tự số.
- Zend_Pdf
- Tạo và xử lý các file PDF
- Zend_Service_Amazon, Zend_Service_Flickr, and Zend_Service_Yahoo
- Cung cấp truy cập tới các dich vụ web APIS của các nhà cung cấp như Amazon, Flick, Yahoo
- Zend_XmlRpc
- Tạo ra giao tiếp XMLRpc (giao tiếp client-server, các xử lý tập chung phía server, client chỉ để hiển thị).
(Suu tam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét